Đại biểu Quốc hội truy 'tính hai mặt' của thủy điện
TTO - Thừa nhận tác động của thủy điện tới đất rừng, nước, dòng chảy là có, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết sẽ siết chặt việc phát triển thủy điện để giảm thiểu tác động môi trường trong thời gian tới.
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh giải trình về phát triển thủy điện - Ảnh: TTXVN
Giải trình về vấn đề phát triển thủy điện gắn với bảo vệ môi trường tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội ngày 4-11, ông Trần Tuấn Anh cho hay hiện có 429 đập và công trình thủy điện, trữ 56 tỉ m3 nước, công suất phát điện 20.000MW, chiếm 37% tổng nguồn điện.
Không tránh khỏi"bất cập"
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc quản lý thủy điện đã được Quốc hội quan tâm đặc biệt, đưa vào chuyên đề giám sát nên hằng năm có quản lý kiểm tra đầy đủ về an toàn hồ đập, vận hành hệ thống, tham gia phòng chống thiên tai, phân cấp quản lý. Bộ trưởng khẳng định từ năm 2016 đã tuyệt đối không bổ sung bất cứ thủy điện nhỏ nào chiếm đất rừng tự nhiên, 472 dự án thủy điện và 8 dự án thủy điện bậc thang, 213 dự án tiềm năng cũng được đưa ra khỏi quy hoạch.
Về vận hành thủy điện và an toàn hồ đập, ông Trần Tuấn Anh nói hiện có nhiều quy định liên quan, phân cấp rõ trách nhiệm, yêu cầu chủ đập giám sát vận hành, đo mưa, lượng xả từ đập xuống hạ du với nguyên tắc không vượt quá lượng nước về hồ, thực hiện theo phương án phòng chống lụt bão...
Tuy vậy, bộ trưởng Bộ Công thương cũng thừa nhận không tránh khỏi chuyện một số địa phương thực thi còn bất cập, ví dụ như thủy điện Hố Hô năm 2016 xả lũ vượt quá mức về hồ, lực lượng chức năng xử lý kiên quyết, thu giấy phép hoạtđộng và phạt.
Đánh giá về tác động của thủy điện đến bão lũ, sạt lở đất trong thời gian vừa qua, ông Trần Tuấn Anh nói những địa điểm xảy ra sạt lở đều gắn chặt tính dị thường và cực đoan của thời tiết với lượng mưa lên tới hàng nghìn milimet, tác động đến cấu tạo địa chất và điều kiện đất đai, gây ra sụt lở nghiêm trọng.
Nhiều đại biểu lo ngại
Trước đó, đại biểu tỉnh Điện Biên Trần Thị Dung, ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng có tình trạng nhà đầu tư đã lợi dụng dự án thủy điện nhỏ để phá rừng, lấy gỗ thu lợi ngoài kiểm soát của chính quyền, gây tác động tiêu cực đến môi trường.
Nhìn nhận từ góc độ thúc đẩy kinh tế gắn với phát triển bền vững, bà Vũ Thị Lưu Mai - ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách - cho rằng bên cạnh lợi ích kinh tế, hoạt động của thủy điện nhỏ tác động rất nghiêm trọng đến quá trình phát triển bền vững, làm thay đổi căn bản đặc tính của đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, phá hủy vĩnh viễn địa hình, gây xói mòn, sạt lở nghiêm trọng. Trong khi việc trồng rừng thay thế rừng tự nhiên là rất khó.
"Trên toàn quốc còn hơn 24.000 hộ dân sống trong rừng phòng hộ và đầu nguồn dẫn đến phá rừng, canh tác trái phép. Chúng ta đã và đang phá hủy mối quan hệ cộng sinh giữa con người và thiên nhiên, cái giá phải trả là quá đắt", bà Mai đề nghị cần phân bổ nguồn lực tương ứng để bảo vệ, phát triển rừng.
Trong khi đó, tranh luận với bộ trưởng Bộ Công thương, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh đến yếu tố lợi - hại của hệ thống các thủy điện nhỏ. Ông Quốc lo ngại trong thời gian 40-50 năm nữa, khi các dự án đã hết khấu hao, không còn hiệu quả kinh tế, những công trình xây ở nơi rừng sâu núi thẳm này sẽ là "một quả bom nổ chậm" và ông đặt câu hỏi "Nguồn tài lực nào, nguồn nhân lực nào quản lý?". Ông Quốc đề nghị: "Ngay từ bây giờ ngành công thương, tài nguyên môi trường cũng phải quan tâm đến, có chế tài để bảo đảm chúng ta có nguồn lực để giải quyếtvấn đề hậu quả".
Không phủ nhận các dự án thủy điện có liên quan đến việc mất rừng đầu nguồn, thảm thực vật, biến đổi địa chất, song ông Trần Tuấn Anh cho rằng trước diễn biến dị thường thời tiết, cần đưa ra cảnh báo sát hơn, có bản đồ cảnh báo sạt lở... để ứng phó tốt hơn.
Bộ trưởng Bộ Công thương khẳng định sẽ làm việc với các địa phương, các bộ, ngành để nghiên cứu cụ thể, đánh giá về những mặt còn hạn chế và những mặt tích cực để từ đó có tham mưu chính sách với Chính phủ.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không nên tiếp tục phát triển thủy điện nhỏ'
TTO - Đã có 400 thủy điện nhỏ được loại ra khỏi quy hoạch trong thời gian qua, nên cần thận trọng với việc cấp phép thủy điện nhỏ, đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu liên quan đến an toàn, công nghệ...
NGỌC AN
Theo: Nguồn tuoitre.vn
Tags:Phát triển thủy điện;Trần Tuấn Anh;bảo vệ môi trường;ô nhiễm đất;sạt lở nghiêm trọng;Sạt lở đất
Tin cùng chuyên mục
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm. Trong đó, Bắc Ninh hiện là địa phương có mức chênh lệch cao nhất cả nước.
Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân run tay chân và những thảo dược nổi bật trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng này.
Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi