Giảm tải áp lực bài tập về nhà cho trẻ em như thế nào?
Trung bình, trẻ em Argentina dành 3,7 giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà.
Bởi, nhiều trẻ phải dành phần lớn thời gian vào việc làm bài tập và học, thay vì có thể theo đuổi sáng tạo cũng như các đam mê khác. Dưới đây là những quốc gia nói “không” với việc gây áp lực bằng bài tập về nhà.Phần Lan
Đứng đầu danh sách các quốc gia giao ít bài tập về nhà cho trẻ là Phần Lan. Quốc gia châu Âu này tự hào về việc cung cấp 2,8 giờ làm bài tập mỗi tuần, các kỳ nghỉ lễ dài ngày và những ngày học ngắn hạn. Bên cạnh đó, trẻ em Phần Lan không bắt buộc phải đi học trước 7 tuổi.
Đối với nhiều người, điều này nghe có vẻ kỳ lạ. Song, thực tế, tại quốc gia này, trẻ em có thể ở nhà cho đến khi 7 tuổi. Bất chấp tất cả các yếu tố đó, hệ thống giáo dục Phần Lan vẫn trang bị cho sinh viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Thậm chí, người học tại quốc gia này luôn đứng đầu trong các kỳ thi trên toàn cầu. Ví dụ, về kiến thức khoa học và toán học, học sinh Phần Lan đứng thứ sáu trên toàn thế giới.
Theo người Phần Lan, hệ thống giáo dục của họ hoạt động dựa trên sự tin tưởng tuyệt đối. Thay vì yêu cầu học sinh làm quá nhiều bài tập về nhà, các phụ huynh tin rằng, giáo viên sẽ cung cấp cho con em mình những kiến thức cần thiết khi trẻ tới trường.
Trước đó, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, bài tập về nhà mang lại kết quả học tập tốt hơn. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục Phần Lan đã chứng minh điều ngược lại.
Hàn Quốc
Tương tự Phần Lan, Hàn Quốc phân bổ cho sinh viên trung bình 2,9 giờ làm bài tập mỗi tuần. Mặc dù phân bổ tương đối ít bài tập về nhà mỗi tuần, nhưng học sinh Hàn Quốc đứng thứ hai trên toàn thế giới về kiến thức đọc.
Những năm gần đây, quốc gia này đã tái cấu trúc hệ thống giáo dục. Nhờ đó, giáo dục trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc mong muốn cung cấp kiến thức cho tất cả mọi người, mà không phân biệt nền tảng.
Chương trình tiểu học tại Hàn Quốc bao gồm 9 môn học chính: Giáo dục đạo đức, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Nghiên cứu xã hội, Toán, Khoa học, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng. Mục tiêu của giáo dục Hàn Quốc là nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, đạo đức, tinh thần hợp tác cho trẻ. Vì thế, trẻ được học các kỹ năng mềm thay vì dành nhiều thời gian để làm bài tập.
Mặc dù, học sinh Hàn Quốc xếp hạng cao nhất trên toàn cầu và ít được giao bài tập về nhà hơn, nhưng nhiều câu hỏi vẫn đặt ra là liệu họ có thành công hay không. Thay vì giao nhiều bài tập về nhà, các trường học ở Hàn Quốc lại chú trọng đến việc kiểm tra liên tục. Điều đó được coi là yếu tố có thể gây áp lực cho học sinh.
Trẻ em tại nhiều quốc gia dành thời gian phát triển các kỹ năng, thay vì chỉ làm bài tập.
Nhật Bản
Hệ thống giáo dục của Nhật Bản được coi là “độc nhất vô nhị”. Thay vì truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh, giáo viên dạy trẻ cách sử dụng những nguồn tài nguyên Internet để tìm câu trả lời cho vấn đề. Trung bình, các trường học Nhật Bản yêu cầu học sinh dành 3,8 giờ làm bài tập mỗi tuần. Đặc biệt, các trường học trên cả nước không thuê nhân viên vệ sinh. Thay vào đó, học sinh được yêu cầu tự giữ vệ sinh ngăn nắp và sạch sẽ. Vì vậy, trong khi các trường học ở Nhật Bản không khiến học sinh áp lực bởi bài tập về nhà, họ chuẩn bị cho trẻ các kỹ năng khác. Những kỹ năng này được cho là đóng vai trò quan trọng trong thành công của người học.
Theo: Nguồn vietbao.vn
Tags:bài tập về nhà
Tin cùng chuyên mục
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm. Trong đó, Bắc Ninh hiện là địa phương có mức chênh lệch cao nhất cả nước.
Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân run tay chân và những thảo dược nổi bật trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng này.
Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi