Loại rau nào tốt nhất cho sức khỏe đường ruột?
Các nhà vi sinh vật học tại Đại học Vienna và Đại học Konstanz đã phát hiện các rau xanh như cải xoăn, cải ngọt... có chứa một hợp chất đường gọi là sulfoquinovose. Hợp chất thúc đẩy sự phát triển của loại vi khuẩn quan trọng trong đường ruột. Vi khuẩn này tạo khí hydrogen sulfide, có mùi giống trứng thối, tác dụng kháng viêm trên cơ thể.
Hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa thực phẩm, có tác động đến sức khỏe tổng thể. Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm hiểu chính xác cách thức hệ vi sinh đường ruột chuyển hóa sulfoquinovose.
Các chuyên gia cho biết hợp chất đường sulfoquinovose trong các loại rau xanh thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn có tên Eubacterium directale, một trong 10 loại vi khuẩn đường ruột phổ biến nhất ở người khỏe mạnh.
Rau chân vịt ăn kèm hạt óc chó và việt quất. Ảnh: Freepik
Các loại rau như rau chân vịt, rau bina hoặc cải xoăn cũng là nguồn cung cấp chất xơ, các dưỡng chất như folate, vitamin C, vitamin K và vitamin A. Thông thường, trong rau xanh có hai loại chất xơ: chất xơ hòa tan và không hòa tan. Mỗi loại có tác dụng khác nhau đối với đường ruột.
Chất xơ không hòa tan giúp nhuận tràng, chuyển hóa cùng phân và điều chỉnh nhu động ruột. Chất xơ hòa tan có thể phân hủy thành dạng gel trong ruột và ruột kết, giúp bảo vệ đường ruột khỏi tình trạng viêm, là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn.
Dù vậy, nhiều người không có thói quen ăn rau họ cải hàng ngày, bởi vị đắng đặc trưng. Các chuyên gia khuyến khích xay nhuyễn và nấu rau thành súp, thêm rau vào các loại nước dùng. Bạn có thể cắt nhỏ rau cải, nấu chung với mì ống, nhồi vào các loại củ quả.
Bên cạnh lợi ích về đường ruột, cải và các loại rau xanh còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe, phòng chống các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp cao, ung thư... Ăn rau làm giảm mức cholesterol và tăng axit folic trong máu.
Khi thiếu các vitamin và khoáng chất từ rau, hoa quả, cơ thể sẽ có một số biểu hiện không tích cực như dễ bị bầm tím, hay quên, mệt mỏi, dễ bị viêm nhiễm, căng thẳng, gặp vấn đề tiêu hóa, nhiễm trùng...
Theo: Nguồn vnexpress.net
Tags:rau xanh
sức khỏe đường ruột
Thường thức về sức khỏe
Phân tích
Tin cùng chuyên mục
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm. Trong đó, Bắc Ninh hiện là địa phương có mức chênh lệch cao nhất cả nước.
Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân run tay chân và những thảo dược nổi bật trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng này.
Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi