18/01/2021 03:38

Thí điểm dán tem phân biệt đào rừng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị thí điểm dán tem phân biệt đào rừng ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, sau đó nhân rộng ra các nơi.

Ngày 18/1, một tuần sau đề xuất dán tem phân biệt đào rừng của tỉnh Sơn La, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản trả lời, khẳng định cá nhân hoặc tổ chức tự bỏ vốn trồng đào, mai và một số loại cây khác, ngoài diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng tự nhiên, sẽ được tự quyết định việc khai thác.

Bộ đề nghị các tỉnh tùy theo điều kiện cụ thể, trước mắt có thể dùng biện pháp xác nhận nguồn gốc, xuất xứ phù hợp với cây đào, nhưng không tạo thêm thủ tục hành chính, gây ách tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Bộ sẽ nghiên cứu cơ chế khả thi về vấn đề này để áp dụng thống nhất cả nước.

Thí điểm dán tem phân biệt đào rừng

Đào rừng khoe sắc bên căn nhà gỗ của người Mông tại bản Trống Tông, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh: Lê Trung Kiên

Giải thích thêm, ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết sau khi Thủ tướng nêu yêu cầu nghiêm cấm chặt đào rừng và các loại cây trong rừng tự nhiên về chơi Tết, ông đã dẫn đầu đoàn công tác khảo sát ở một số nơi thuộc tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên.

"Có những hộ ở Sa Pa (Lào Cai) mỗi năm trồng một hecta gồm đào lấy quả, đào hoa... thu về 200-300 triệu đồng. Mô hình này phổ biến ở miền núi phía Bắc", ông Tuấn nói và khẳng định Chính phủ cấm chặt đào rừng, cây rừng mang về xuôi chơi Tết, chứ không cấm tiêu thụ đào do người dân trồng.

Về đề xuất dán tem truy xuất nguồn gốc để phân biệt đào rừng, ông Tuấn khẳng định "đây là việc đương nhiên cần làm". Bởi hiện nhiều mặt hàng nông sản muốn tạo thương hiệu uy tín trên thị trường đều cần dán nhãn truy xuất nguồn gốc.

Tuy nhiên, ông Tuấn thừa nhận khó áp dụng việc dán tem cây đào trên toàn quốc trong năm nay bởi đã cận kề Tết Tân Sửu 2021. Vì vậy, ông đề xuất trước mắt nên thí điểm dán tem truy xuất nguồn gốc cây đào ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La như đề nghị của địa phương. Sau đó, Bộ và tỉnh sẽ rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Trước việc một số địa phương khẳng định hiện không còn đào rừng tự nhiên, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói "trên rừng không còn đáng kể đào tự nhiên và chất lượng không bằng đào trồng".

Ngày 24/12/2020, phát biểu tại hội nghị của ngành nông nghiệp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cấm chặt hoa đào, các loại cây khác của núi rừng, nhất là núi rừng Tây Bắc mang về Hà Nội bán dịp Tết. "Hôm nay tôi tuyên bố, ai chặt phá, mua bán, vận chuyển, tiêu thụ cây rừng là vi phạm", Thủ tướng nói.

Ngày 13/1, UBND tỉnh Sơn La kiến nghị Thủ tướng cho phép thực hiện truy xuất nguồn gốc, xác định xuất xứ vùng trồng đào trên đất nông nghiệp, không phải đào rừng tự nhiên.

Ngày 17/1, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, nói: "Tinh thần chung là Chính phủ ủng hộ đề xuất này. Việc truy xuất nguồn gốc cây đào là đúng đắn, để phân biệt rõ ràng đào rừng với đào trồng, đồng thời giúp người dân thuận lợi trong việc bán đào dịp Tết Nguyên đán".

Viết Tuân Trở lại Thời sựTrở lại Thời sựChia sẻ ×

Theo: Nguồn vnexpress.net

Tags:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thứ trưởng Hà Công Tuấn

dán tem phân biệt đào rừng

người dân miền núi trồng đào

hoa đào chơi Tết

Dân sinh

Tin

Tin nóng

Tin cùng chuyên mục


Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?

Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm. Trong đó, Bắc Ninh hiện là địa phương có mức chênh lệch cao nhất cả nước.


Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân run tay chân và những thảo dược nổi bật trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng này.


Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.


Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải



Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?

Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?


Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi

Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi