Sao Thủy có thể chứa 16.000 tỷ tấn kim cương
Mô phỏng từ nghiên cứu mới công bố tại Hội thảo khoa học hành tinh và Mặt Trăng (LPSC) tại Houston, Texas tuần trước cho thấy bề mặt sao Thủy có thể chứa đầy kim cương.
Sao Thủy có nhiều miệng hố trên bề mặt. Ảnh: Wikipedia
Sao Thủy được bao phủ bởi graphite, một dạng carbon nguyên chất có thể biến đổi thành kim cương sau các vụ va chạm với thiên thạch, tiểu hành tinh và sao chổi. Giới nghiên cứu đã biết sao Thủy chịu tác động nặng nề từ cuối trận mưa bom lớn (Late Heavy Bombardment), thời kỳ sơ khai của hệ Mặt Trời cách đây 4,1 - 3,8 tỷ năm khi phần lớn miệng hố trên Mặt Trăng hình thành. Tuy nhiên, sao Thủy có nhiều miệng hố hơn hẳn Mặt Trăng, dẫn tới nhiều vụ va chạm tạo ra kim cương hơn.
Theo Kevin Cannon, phó giáo sư Địa chất và tài nguyên không gian ở Trường mỏ Colorado, sao Thủy bắt đầu với một lớp vỏ graphite mỏng hình thành ngay sau khi hành tinh nguội dần từ đại dương magma. Các tiểu hành tinh và sao chổi đâm vào lớp vỏ này ở tốc độ hàng chục kilomet mỗi giây, tạo ra áp suất đủ cao để biến graphite thành kim cương.
Tuy nhiên, những viên kim cương nằm ở tương đối gần bề mặt sao Thủy có thể rất khác kim cương mà chúng ta cắt thành trang sức. Chúng sẽ giống loại kim cương đục nhỏ dùng làm chất mài mòn trong công nghiệp, hỗn hợp của graphite và các dạng carbon khác.
Khai thác mỏ trong không gian đặc biệt khó khăn trên sao Thủy do các vấn đề cơ học quỹ đạo. Tuy nhiên, BepiColumbo, nhiệm vụ sắp tới của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), sẽ lập bản đồ sao Thủy ở nhiều bước sóng khác nhau khi tới quỹ đạo hành tinh vào ngày 5/12/2025. "Về lý thuyết, nhiệm vụ BepiColumbo có thể phát hiện kim cương ở các vật liệu bề mặt. Tàu có nhiều thiết bị có thể hỗ trợ nhiệm vụ MESSENGER của NASA và có khả năng thăm dò khoáng chất loại này tốt hơn", Cannon cho biết. Nhiệm vụ MESSENGER lập bản đồ sao Thủy từ năm 2008 đến 2015.
Hai tàu quay quanh quỹ đạo trong nhiệm vụ BepiColombo là Mercury Planetary Orbiter (MPO) của ESA và Mercury Magnetospheric Orbiter (MMO) của Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản sẽ cùng nghiên cứu nguồn gốc, quá trình tiến hóa, kết cấu, địa chất, thành phần, miệng hố, khí quyển và từ quyển của sao Thủy. Nhiệm vụ cũng sẽ kiểm tra trầm tích ở các hố trên bề mặt hành tinh.
An Khang (Theo Forbes)Trở lại Khoa họcTrở lại Khoa họcChia sẻ ×
Theo: Nguồn vnexpress.net
Tags:sao Thủy
kim cương
Vũ trụ
Tin
Tin cùng chuyên mục
Tỉnh thành nào có mức chênh lệch giới tính cao nhất cả nước?
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam hiện vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm. Trong đó, Bắc Ninh hiện là địa phương có mức chênh lệch cao nhất cả nước.
Giảm run tay chân bằng thảo dược: Giải pháp để sống khỏe
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân run tay chân và những thảo dược nổi bật trong việc hỗ trợ kiểm soát tình trạng này.
Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Quy định mới từ 1/7/2025, người có BHYT 5 năm liên tục sẽ được hưởng 100% chi phí chữa bệnh hiểm nghèo, đúng không?
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi
Đạo diễn nghìn tỷ ra đường không 1 xu dính túi, uống cafe phải gọi vợ kém 17 tuổi